Hệ thống quan hệ họ hàng Gia đình Việt Nam

Bài chi tiết: Phả hệ Việt Nam

Gia đình Việt Nam có mối quan hệ họ hàng thân thiết, mỗi thế hệ (đời) bao gồm các tên gọi. Nếu lấy trọng tâm là bản thân mình (Ta/Tôi) thì có cách gọi các đời khác theo quan hệ thứ bậc như sau:

ĐờiTên gọiGiải thích
1Kỵ (Kỵ ông/ Kỵ bà)gọi chung là ông bà tổ, ngoài ra ông bà tổ còn được xem là tên gọi là cho nhiều đời trước đó
2Cụ hoặc Cố (Cụ ông/ Cụ bà)ông bà tứ đại hoặc ông bà cố
3Ông bà
4Cha mẹ
5Ta/Tôibản thân mình, đứng ở vị trí này để gọi tên các đời khác
6Con (Con trai/con gái)
7Cháu (Cháu trai/Cháu gái)
8Chắt (Chắt trai/chắt gái)
9Chút hoặc Chít (Chút trai/Chút gái)
10Chụt hoặc Chuỵt(Chụt trai/Chụt gái)

Thông thường một gia đình điển hình ở Việt Nam có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái hay còn gọi là "tam đại đồng đường". Cũng có bài trường hợp có gia đình có đến 4 thế hệ gọi là "tứ đại đồng đường" [5] hay 5 thế hệ "ngũ đại đồng đường".[6]

Nếu xét quan hệ ngang hàng với Ta/Tôi thì có "anh chị em ruột" (cùng cha mẹ) và "anh chị em họ" (cùng ông bà nhưng khác cha mẹ). Đôi khi cũng có trường hợp "anh chị em nuôi" do cha mẹ nhận nuôi nhưng không có chung huyết thống với cha mẹ. Cũng một vài trường hợp, cha mẹ nhận "anh chị em họ" làm con nuôi. Trường hợp anh chị em cùng cha nhưng khác mẹ gọi là "anh em dị bào" [7] và anh chị em cùng mẹ nhưng khác cha gọi là "anh chị em đồng mẫu dị phụ".[8] Chồng của chị gái/em gái gọi là "anh/em rể". Anh em chị của chồng gọi là "anh em chị chồng" và tương tự với vợ là "anh em chị vợ". Hai người đàn ông có vợ là chị em gọi là "anh em cọc chèo" [9] hay "anh em đồng hao" (ở miền Bắc); và hai người phụ nữ có chồng là anh em gọi là "chị em dâu".[10]

Nhìn chung quan hệ họ hàng trong gia đình ở Việt Nam rất phức tạp, người Việt có thuật ngữ dây mơ rễ má để hình dung những mối quan hệ nêu trên, trong đó thì những mối quan hệ cơ bản nhất thì nằm trong diện tứ thân phụ mẫu". (Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng gọi là thân phụ và thân mẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi gọn lại là tứ thân phụ mẫu).

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định về quan hệ họ hàng, chủ yếu là trong Luật Hôn nhân và Gia đình (để xác định đối tượng kết hôn trong phạm vi ba đời, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình) và trong Bộ Luật dân sự (để xác định về diện thừa kế và hàng thừa kế).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gia đình Việt Nam http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-p... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/de-xuat-quy-d... http://baolaodongthudo.com.vn/cong-dong/mang-xa-ho... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_ndct/_mob... http://www.vns.edu.vn/vns/images/stories/Bai_NCKH/... http://sovhttdl.haiduong.gov.vn/Pages/chitiettin.a... http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/V... http://nghean.gov.vn/wps/portal/hoilhpn/!ut/p/c4/0... http://vannghedanang.org.vn/tintucs/view/giao-duc-...